Những vấn đề thường gặp

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
Cửa hàng và ATM của nước nào có thể sử dụng thẻ UnionPay?
  Hiện nay, mạng lưới UnionPay đã mở rộng đến nhiều quốc gia và khu vực ở nước ngoài, bao gồm Hồng Kong, Ma Cao, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Úc, New Zealand, Mỹ, Pháp, Đức, Anh, Thụy Sĩ v.v….
  Ở các quốc gia và khu vực này, do ATM và cửa hàng được từng bước nối vào mạng lưới UnionPay, vì vậy không hẳn mọi ATM và thiết bị POS đều có thể chấp nhận thẻ UnionPay. Tại các ATM và thiết bị POS ở nước ngoài nếu có dán nhận dạng UnionPay thì xác định có thể chấp nhận thẻ UnionPay. Bị ảnh hưởng bởi thông lệ địa phương và các nhân tố khác, một số cửa hàng ở nước ngoài (như Mỹ) có thể tạm thời chưa dán nhận dạng UnionPay, chủ thẻ có thể chủ động hỏi nhân viên thu ngân xem có thể sử dụng thẻ UnionPay để thanh toán hay không.
  Một số ATM có thể chấp nhận thẻ UnionPay này ở nước ngoài do thói quen của địa phương nên nhận dạng UnionPay chỉ hiển thị ở trên màn hình (như châu ÂU), chủ thẻ có thể đặc biệt lưu ý. Ngoài ra, ATM UnionPay ở một số quốc gia có thể phải phân biệt thông qua nhận dạng 1 số ngân hàng, chủ thẻ có thể tra cứu thông báo dùng thẻ ở các nước trong “quốc gia và khu vực”.  

Sử dụng thẻ UnionPay ở nước ngoài như thế nào?
  Nhằm thích ứng với thói quen tiêu dùng của người Trung Quốc, tại Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc và Nhật Bản, đại đa số ATM có thể chấp nhận thẻ UnionPay đã có  thêm giao diện thao tác bằng tiếng Trung. Phần lớn thiết bị POS ở nước ngoài kết nối vào mạng lưới UnionPay International đều có bàn phím mật khẩu, bạn có thể thực hiện giống như trong nước: quẹt thẻ trước rồi nhập mật khẩu sau; khi không có mật khẩu thì trực tiếp ấn phím xác nhận, hoặc sau khi nhập vào con số bất kỳ có 6 chữ số theo sự hướng dẫn của nhân viên thu ngân thì ấn phím xác nhận (như khi sử dụng ở các nơi: Đức, Thụy Sĩ v.v….). Khi sử dụng ở một số quốc gia nào đó (như Mỹ, Hàn Quốc v.v…), nếu thiết bị POS không có bàn phím mật khẩu thì không cần nhập mật khẩu giao dịch là có thể thành công.
  Tiếp đến, thẻ UnionPay sử dụng ở nước ngoài áp dụng phương pháp tiêu dùng bằng đồng tiền đơn vịa tiền tệ địa phương, quyết toán tiền hàng trừ vào tài khoản bằng tiền nhân dân tệ. UnionPay International sẽ áp dụng tỷ giá UnionPay trong cùng ngày để chuyển đổi số tiền hàng bằng đồng tiền giao dịch tại địa phương thành nhân dân tệ để trừ vào tài khoản, mang đến nhiều ưu đãi hơn cho chủ thẻ. Sử dụng thẻ ghi nợ UnionPay (thẻ ghi nợ UnionPay), chỉ cần số dư tài khoản nhân dân tệ của bạn đủ thì không phải lo lắng về các tình huống khó xử do vấn đề về hạn mức tín dụng.  

Các thẻ nào có thể sử dụng mạng lưới UnionPay ở nước ngoài?
  Trước tiên, chủ thẻ phải gọi điện tới trung tâm dịch vụ khách hàng của UnionPay 95516 hoặc trung tâm dịch vụ khách hàng của ngân hàng phát hành thẻ để xác nhận thẻ của bạn đã bắt đầu sử dụng dịch vụ giao dịch ở nước ngoài hay chưa. Đối với thẻ đã bắt đầu sử dụng giao dịch ở nước ngoài và có nhận dạng UnionPay, bao gồm thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ tín dụng ký quỹ, tại các cửa hàng chấp nhận thẻ ở nước ngoài của thẻ UnionPay đều có thể sử dụng được.  

Thẻ nhận dạng kép  đồng thương hiệu khi sử dụng ở nước ngoài có cần phải lưu ý đặc biệt gì không?
  Giao dịch của thẻ nhận dạng kép  đồng thương hiệu (tức là thẻ mà bề mặt thẻ có “UnionPay” và nhận dạng các tổ chức thẻ khác) có thể chuyển tiếp thông qua mạng lưới UnionPay hoặc các mạng lưới khác. UnionPay International áp dụng tỷ giá UnionPay trong ngày để chuyển đổi số tiền hàng giao dịch tại địa phương thành nhân dân tệ để trừ vào tài khoản. Do đó, trong phần lớn các trường hợp, thông qua mạng lưới UnionPay sẽ ưu đãi hơn đối với chủ thẻ. Chủ thẻ phải nhắc nhân viên thu ngân sử dụng mạng lưới của UnionPay trước khi quẹt thẻ để đảm bảo được hưởng ưu đãi của thẻ UnionPay.

Số điện thoại dịch vụ ở nước ngoài của UnionPay International đã bắt đầu sử dụng ở các quốc gia và khu vực nào?
  UnionPay International ngoài Trung Quốc đại lục ra bắt đầu sử dụng số điện thoại dịch vụ tại các quốc gia và khu vực sau đây: Hồng Kong, Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp, Singapore, Thái Lan, Đức, Mỹ, Ma Cao, Malaysia, Úc, New Zealand, Thụy Sĩ, Ý v.v…, số điện thoại dịch vụ của mỗi quốc gia và khu vực là khác nhau, cụ thể xem tại trang “Số điện thoại dịch vụ ở nước ngoài của UnionPay Internatinal”. 

Thẻ sử dụng ở nước ngoài gặp tình huống khẩn cấp thì làm thế nào?
  Nếu mất thẻ ngân hàng ở nước ngoài, phải báo mất ngay với ngân hàng phát hành thẻ trong nước, sau khi về nước ngân hàng phát hành thẻ sẽ cấp bổ sung 1 thẻ mới cho bạn. 
  Chủ thẻ tín dụng UnionPay nếu bị mất thẻ ở nước ngoài mà cần sử dụng tiền mặt gấp thì có thể đề nghị dịch vụ hỗ trợ tiền mặt khẩn cấp của UnionPay. Chủ thẻ có thể gọi đến số đường dây nóng dịch vụ tại địa phương của UnionPay để hỏi về điểm giao dịch và quy trình rút ra tiền mặt khẩn cấp. Chi tiết xem tại trang “Dịch vụ hỗ trợ tiền mặt khẩn cấp ở nước ngoài của thẻ UnionPay”.
  Nếu bị ATM nuốt mất thẻ, trong vòng 3 ngày kể từ ngày thứ hai sau khi bị nuốt thẻ (vào ngày lễ tết sẽ kéo dài thêm thời gian) cầm giấy tờ chứng minh còn hiệu lực như hộ chiếu v.v…. đến điểm giao dịch có ATM nuốt thẻ làm thủ tục nhận thẻ. Trong 3 ngày mà chưa nhận thẻ theo quy định thì thẻ sẽ bị tiêu hủy, đề nghị chủ thẻ sau khi về nước đến ngân hàng phát hành thẻ xin cấp bổ sung thẻ.

Vì sao một tấm thẻ tín dụng không cài đặt mật khẩu khi sử dụng ở một số khu vực nào đó ở nước ngoài lại không thể trực tiếp ấn phím “Enter” để hoàn thành giao dịch mà sẽ bị nhân viên thu ngân yêu cầu nhập mật khẩu? 
  Khi sử dụng thẻ tín dụng UnionPay không có mật khẩu tại một số khu vực nào đó ở nước ngoài, do chịu yêu cầu về quản lý giám sát của các ngành nghề tại địa phương hoặc các nguyên nhân như hạn chế của chức năng hệ thống v.v…, chủ thẻ sẽ bị yêu cầu nhập con số có 4 hoặc 6 chữ số bất kỳ, sau đó ấn tiếp “Enter” để hoàn thành giao dịch (trường hợp của DummyPIN). Ở một số khu vực nào đó, để cho đơn giản, nhân viên thu ngân sẽ thông báo trực tiếp cho chủ thẻ nhập vào 6 số “0”. Điều này là một quy trình bình thường, chủ thẻ hãy hoàn thành giao dịch theo sự hướng dẫn của nhân viên thu ngân.

Khi sử dụng thẻ tín dụng UnionPay không có mật khẩu để thanh toán, nhập vào con số có 4 hoặc 6 chữ số bất kỳ làm mật khẩu là giao dịch được hoàn thành và thông qua rồi. Cách làm này sẽ gây ảnh hưởng cho việc sử dụng liên tục của thẻ tín dụng UnionPay không có có mật khẩu này hay không? 
  Sẽ không có bất kỳ ảnh hưởng nào. Đối với thẻ tín dụng không cài đặt mật khẩu, cho dù đã nhập con số bất kỳ làm mật khẩu thì ngân hàng phát hành thẻ khi ủy quyền sẽ không thực hiện bất kỳ phán đoán nào đối với mật khẩu, do đó sẽ không mang lại bất kỳ ảnh hưởng gì cho việc sử dụng lần sau của chủ thẻ.

Hiện nay tại các quốc gia và khu vực nào vẫn còn tình trạng không thể trực tiếp ấn phím “Enter” hoàn thành giao dịch khi thẻ tín dụng không cài đặt mật khẩu được sử dụng ở nước ngoài (DummyPIN)?
  Tính đến hết tháng 8 năm 2013, tình trạng DummyPIN vẫn tồn tại ở các quốc gia: Hàn Quốc, Singapore, Nga, Đức, Thụy Sĩ. 

Nếu gặp phải tình trạng DummyPIN nói trên, giao dịch sau khi nhập con số bất kỳ làm mật khẩu vẫn cần phải tiếp tục ký tên hay không? Nếu xảy ra giao dịch lừa đảo thì lấy mật khẩu làm chuẩn hay là lấy ký tên làm chuẩn để phán đoán xem có phải là giao dịch của chủ thẻ hay không?
  Vẫn phải tiếp tục ký tên, lấy ký tên làm chuẩn để phán đoán trong quá trình giao dịch xem có phải là giao dịch được thực hiện cho chính chủ thẻ hay không.

Dùng thẻ UnionPay trong nước để rút tiền trên ATM tại địa phương, trừ tiền thành công mà lại chưa cầm được tiền thì làm thế nào?

  Khi gặp phải tình huống này, chủ thẻ hãy liên hệ với ngân hàng phát hành thẻ để đề nghị hoàn tiền giao dịch, ngân hàng phát hành thẻ sẽ thông qua UnionPay liên hệ với ngân hàng sở tại ATM này. Sau khi được điều tra xác nhận sẽ hoàn trả số tiền bị trừ vào tài khoản ngân hàng của chủ thẻ.